​Tất cả những gì bạn cần biết về tấm lọc có trên xe ô tô (Phân 1)

Bộ lọc gió trên ô tô có tác dụng ngăn chặn bụi bẩn trong không khí xâm nhập vào hệ thống nhiên liệu, dầu nhớt của xe. Do dó, vệ sinh vay thay lọc gió định kì có thể giúp bạn gia tăng hiệu quả hoạt động và tuổi thọ của động cơ một cách đáng kể đấy.
 
Về lý thuyết, bụi sẽ không gây ra hiện tượng chết máy của xe nhưng nó có thể làm giảm đáng kể hiệu suất hoạt động của xe, độ bền và sử thoải mái khi điều khiển. Về lâu về dài, bụi bẩn cũng có thể gây nóng máy, tạo muội than trong buồng đốt, đầu kim phun, và đầu bugi.
Các bộ lọc cần thay thế định kì trên ô tô
  1. Lọc gió động cơ (Air Filter)

Là bộ phận thường được đặt trong khoang động cơ, ở dưới nắp capo. Lọc gió động cơ đóng vai trò quan trọng trong việc lọc bụi bẩn trước khi đẩy không khí vào buồng đốt. Với tình trạng ôm nhiễm, bụi bẩn nhiều như ở Hà Nội. Tấm lọc gió có thể nhanh chóng xuống cấp khiến hơi ẩm và bụi bám đầy trong các lỗ lọc khí. Khi đó, nếu như không được vệ sinh định kì, tấm lọc gió có thể gây sai lệch đi tỷ lệ hòa khí, làm giảm hiệu suất, tăng muội than trong động cơ.
Nhiều nhà sản xuất đưa khuyến cáo nên vệ sinh tấm lọc gió mỗi 5000km và thay mới sau khi đi được 2000km đối với xe mới và vệ sinh mỗi 4000km và thay mới mỗi 15000 km đối với xe cũ.
  1. Lọc gió điều hòa ( Cabin Filter)

Lọc gió điều hòa hay còn gọi là Cabin Filter. Bộ phận này có tác dụng ngăn bụi bẩn từ bên ngoài thậm chí ngay cả khoang máy xâm nhâm vao bên trong xe hơi. Việc lấy gió ngoài điều hòa có thể làm bụi bẩn đi từ bên ngoài vào trong, và tấm lọc gió điều hòa có tác dùng như một tấm khiên để ngăn chặn chúng. Người dùng cũng nên vệ sinh tấm lọc này sau khi đi khoảng 5000km và thay mới sau khoảng 20.000km. Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan tâm chú ý đến nó nếu như phát hiện thấy có mùi lạ, hay hệ thống không khí đi qua quạt gió giảm, quạt gió phát ra tiếng kêu.
  1. Lọc dầu đông cơ (Oil Filter)

Bộ phận này thường được gọi là cốc lọc dầu. Lọc dầu động cơ tuy có cấu tạo nhỏ gọn nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng để ngăn chặn cặn bẩn trong dầu nhớt, đảm bảo việc bôi trơn các chi tiết trong động cơ diễn ra tốt nhất.
Do liên tục tiếp xúc với dầu, và cặn dầu là loại chất rất khó để vệ sinh nên chủ xe chỉ có cách thay mới định kì mà thôi. Trên hầu hết các dòng xe hiện nay, người sử dụng nên thay mới tấm lọc dầu này sau mỗi 10.000 km. Bạn cũng có thể lưu ý mẹo nhỏ là nên thay cốc lọc dầu động cơ sau 2 lần thay dầu nhớt.
  1. Lọc nhiên liệu (Gasoline Filter)

Bộ phận lọc nhiên liệu hay có tên gọi khác là lọc xăng, lọc dầu Diesel,… được sản xuất dựa trên thành phần giấy tiêu chuẩn, sợi tổng hợp, sợi thủy tinh, xenlulozơ. Bộ phận này như một hệ thống kiểm định an toàn thực phẩm cho động cơ trước khi truyền tải xăng hoặc dầu vào. Sau một quá trình dài sử dụng không được thay, các chất cặn bẩn trong xăng dầu có thể thâm nhập vào động cơ, gây hư hỏng dẫn đến việc khó khăn trong khởi động, di chuyển dật cục hay thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận hành của xe.
Thông thường, xăng và dầu bán ra tại thị trường Việt Nam chưa thực sự rất tốt nên sau khoảng thời gian di chuyển được 40.000 km thì bạn nên thay mới tấm lọc nhiên liệu này.
 
Trên đây là tổng quan về các loại tấm lọc có trên ô tô. Đừng bỏ lỡ phần tiếp theo với rất nhiều thông tin bổ ích về tấm lọc như lợi ích tác dụng chi tiết của từng tấm lọc, cách vệ sinh, thay mới và những nguy hại nếu như bạn không thay tấm lọc định kì.
Admin
Scroll
phone Nhắn tin Facebook