​10 quy tắc quan trọng khi lái xe đi phượt đèo núi bằng ô tô


Khi đi phượt, đặc biệt là vượt đèo, đổ cua để lên những vùng cao tây bắc. Người lái xe cần trang bị cho bản thân rất nhiều kiến thức để đảm bảo sự an toàn của mình và những người thân đi cùng. Sau đây là 10 quy tắc khi lái xe đi phượt bằng ô tô plugandplay.vn cho rằng quan trọng nhất để giúp đảm bảo sự an toàn cho bạn và người thân khi lái xe.
  1. Đảm bảo phanh, cần gạt nước, ống xả phải đạt tình trạng tốt nhất.

Đảm bảo hệ thống phanh, dầu và dẫn động hoạt động tốt nhất nhằm đảo bảo cho xe của bạn vận hành tốt nhất. Bên cạnh đó, việc sử dụng phanh trong một thời gian dài mà không được kiểm tra đảm bảo mức độ an toàn. Rất có thể sẽ xảy ra tình trạng đứt phanh và mất lái.
Bên cạnh đó, khi lái xe trong điều kiện xương mù, có mưa thì cần gạt nước cũng vô cùng quan trọng để đảm bảo tầm nhìn của bạn.
  1. Giữ tốc độ an toàn khi xuống dốc

Trong quá trình đổ đèo, xe chịu rất nhiều lực đẩy ngoài lực sinh ra từ động cơ ô tô, giúp di chuyển nhanh hơn như trọng lực, lực quán tính. Khi đó, nhiều lái xe thiếu kinh nghiệm thường ra phanh liên tục để ghìm xe lại. Đây là một thói quen rất nguy hiểm, dễ dẫn đến tình trạng đứt phanh, mất lái xe của bạn.
Khi đó, thay phì sử dụng sức ghìm từ hệ thống phanh, bạn nên sử dụng sức ghìm từ động cơ ô tô. Bạn có điều chỉnh số sàn xe đối với xe số sàn hay chỉnh chế độ phù hợp đối với xe số tự động. Cụ thể: Đối với xe số sàn, bạn có thể trả về số 2 hoặc 3 tùy vào độ cao và chiều dài của đèo dốc. Tương tự đối với xe số tự động là chế độ S,L hoặc chế độ D1, D2, D3 hoặc chế độ bán tự động.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn tối đa, bạn vẫn nên sử dụng phanh nhưng dùng theo kỹ thuật phanh snubbing. Nghĩa là khi đạt tốc độ yêu cầu, 40km/h ở số 3 chẳn hạn. Bạn bắt đầu để xe thả dốc, không dùng đến chân ga và chân côn, chỉ dùng chân phanh. Khi xe bị trôi vượt quá tốc độ trên thì lại phanh khoảng 3s rồi lại nhả. Lặp lại cho đến khi hết đoạn dốc.
  1. Đảm bảo mức nhiệt độ tốt khi lên dốc và trả về số thấp

Việc di chuyển lên dốc khiến cho động cơ xe của bạn phải hoạt động ở mức công suất cao. Khi đó, rất dễ xả ra tình trạng nó, quá tải cho xe. Nếu cần làm mát động cơ, bạn cần tìm đến một nơi an toàn ngoài đường di chuyển, Lưu ý là không nên tắt máy và không bao giờ mở két nước ra nhé.
  1. Không nên ôm vạch phân cách làn đường

Đường đèo núi thường hẹp hơn những con đường bạn đi thông thường rất nhiều. Khi đó, việc bạn bám vạch chia đường sẽ rất nguy hiểm bởi đường nhỏ hẹp. Khi có nhiều xe di chuyển sẽ làm khó chịu cho xe khác hoặc nguy hiểm hơn là xảy ra tại nạn với xe đi ngược chiều tại những góc cua.
  1. Chậm nhưng chắc chắn và an toàn – ưu tiên nhường đường cho xe khác

Khi vượt dốc, khi bạn gặp những xe khác muốn vượt thì nên nhường đường tại những vị trí an toàn, đồng thời giảm tốc độ và tạo thời gian cho họ trở về với làn đường an toàn hơn. Vì độ dốc của đèo núi hạn chế rất nhiều sức mạnh của động cơ nên bạn cần tạo điều kiện về không gian và thời gian hơn cho họ.
Bên cạnh đó, khi bạn muốn vừa di chuyển vừa ngắm cảnh thì có thể tìm những nơi thích hợp cho xe phía sau vượt lên. Tránh gây sự khó chịu cho những xe sau khi di chuyển chậm để ngắm cảnh nhé.
  1. Trường hợp đi vào đường đèo dốc, khó đi

Đèo dốc là địa địa hình di chuyển khá nguy hiểm. Do đó, nhằm đảm bảo tính an toàn, bạn cần theo dõi và dự báo thời tiết của địa điểm đến, đi chậm để đảm bảo an toàn và cần báo cho bạn bè biết địa điểm đến để có người hỗ trợ khi trường hợp xấu xảy ra.
  1. Luôn mang theo nước uống cả ngày

Việc xay độ cao, mệt mỏi xảy ra thường xuyên đối với nhiều người khi di chuyển lên cao. Việc đảm bảo nước uống cả ngày có thể giúp bạn giữ được tỉnh táo cần thiết, để đến nơi an toàn.
  1. Bật đèn xương mù hợp lý

Điều kiện thời tiết xương mù khá nguy hiểm đối với những tài xế ít kinh nghiệm do bị hạn chế tầm nhìn. Bạn nên hạn chế tối đa việc bật đèn pha để chiếu sáng mà thay báo đó là sử dụng đèn xương mù nhằm đảm bảo an toàn.
  1. Nghỉ giữa chặng thường xuyên

Việc đi đường đẹo núi rất dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Do đó, lái xe nên cho mình khoảng nghỉ giữa chặng thường xuyên để đảm bảo sự tập trung và tỉnh táo cần thiết khi lái xe.
 
  1. Chú ý biển báo giao thông để đảm bảo an toàn

Địa hình đèo dốc luôn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm như địa hình lò xo, hố voi, cây đổ, đường trơ trượt,…
Do đó, bạn nên chú ý hơn để quan sát biển báo ven đường nhằm nắm bắt được tình trạng tuyến đường đang đi, từ đó điều chỉnh tốc độ di chuyển cho phù hợp.
Với 10 quy tắc gối đầu giường kể trên. Chúng tôi hi vọng rằng bạn sẽ luôn nằm lòng và vận dung để đảm bảo tối đa sự an toàn cho mình và người thân ngồi trong xe.
Admin
Scroll
phone Nhắn tin Facebook