Tất cả những gì bạn cần biết về tấm lọc trên ô tô (Phần 3)

Sau khi tìm hiểu về các loại tấm lọc có trên ô tô, cách thức thay mới  và vệ sinh tấm lọc. Trong phần 3 sẽ là một vài câu hỏi thường gặp liên quan đến tấm lọc gió ô tô.

Lọc gió trên ô tô có thể giặt không?

Thông thường lọc gió được cấu tạo theo từng lớp giấy xếp chồng lên nhau. Gió sẽ được lọc qua tấm lọc này sau đó mới vào khoang động cơ và buồng đốt. Thử tưởng tưởng, tấm lọc gió sẽ như chiếc khẩu trang giấy sử dụng một lần mà bạn thường sử dụng hàng ngày. Và bạn có thấy ai giặt lại chiếc khẩu trang đấy bao giờ không?
Thực tế là khả năng giặt để tái sử dụng được chiếc khẩu trang đấy gần như bằng 0 nhé. Nếu như bạn giặt có thể làm thay đổi kết cấu của giấy lọc dẫn đến khả năng lọc bụi của tấm lọc bị thay đổi hoàn toàn. Nếu để quá nhiều bụi vào trong động cơ là hỏng luôn động cơ đấy nhé!

Lọc gió động cơ bẩn có tác hại gì?

Lọc gió động cơ bị bẩn có rất nhiều nguy hại đến động cơ của xe. Cụ thể:
  • Làm giảm công suất: Lọc gió động cơ bị bẩn có thể làm giảm lượng gió lưu thông vào bên trong động cơ. Gây sai lệch tỉ lệ hòa khí giữa nhiên liệu và không khí. Từ đó, khiến công suất của đông cơ cũng yếu đi
  • Động cơ nhanh chóng bị nóng và tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn: Công suất bị giảm có thể làm cho động cơ phải hoạt động nhiều hơn so với mức bình thường. Nhưng lại không cung cấp đủ lượng gió giúp thoát bớt nhiệt khiến cho nó rất nhanh nóng máy. Bên cạnh đó, việc hoạt đông nhiều hơn thì chắc chắn sẽ tốn nhiên liệu hơn rồi.
  • Tạo ra muội than: Muội than trọng động cơ có thể khiến bugi bị bẩn, có khả năng bị kích nổ, năng lượng của tia lửa điện bugi cũng bị giảm bớt. Hơn thế nữa, bugi bị bám nhiều muội than cũng có thể khiến hiện tượng xe đi giật cục.
 Trên đây là hai câu hỏi phổ biến nhất về lọc gió mà nhiều người quan tâm. Nếu bạn có thêm những ý tưởng, thắc mắc nào khác về tấm lọc gió thì đừng ngần ngại chia sẻ ngay với chúng tôi nhé!
 
Admin
Scroll
phone Nhắn tin Facebook